Thủ trưởng vùng tự trị Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân

Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ

Dương Tĩnh Nhân (1908 – 2001), Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Chủ tịch Hồi Ninh Hạ (1960 – 1968).

Ninh Hạ là một tỉnh thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi nước độc lập năm 1949. Từ năm 1954 đến 1958, Ninh Hạ được sáp nhập vào Cam Túc. Vào năm 1958, Ninh Hạ được tách ra và chuyển đổi thành Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ. Quyết định này được đưa ra do người Hồi là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa, và tập trung nhiều ở Ninh Hạ, tuy nhiên người Hồi vẫn chỉ chiếm thiểu số trong dân số Ninh Hạ. Theo số liệu năm 2010, người Hồi chiếm 38% dân số Ninh Hạ, và người Hán chiếm 62%. Hán chiếm Năm 2018, Ninh Hạ là đơn vị hành chính đông thứ ba mươi về số dân, đứng thứ hai mươi chín về kinh tế Trung Quốc với 6,8 triệu dân, tương đương với El Salvador và GDP danh nghĩa đạt 232,7 tỉ NDT (36,9 tỉ USD) tương ứng với Latvia[417]. Ninh Hạ có chỉ số GDP đầu người đứng thứ mười lăm đạt 54.094 NDT (tương ứng 8.175 USD).

Thời kỳ đầu

Giai đoạn 1950 – 1958, Ninh Hạ là một trong những nơi xảy ra Nổi dậy Hồi giáo Quốc dân Đảng, thuộc về Trung Quốc Quốc dân Đảng với lực lượng Hồi giáo Trung Quốc chống lại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong thời gian này, tại Ninh Hạ, các cổ vật của Trung Quốc có niên đại từ triều đại nhà Đườngnhà Tống, một số trong đó thuộc sở hữu của Hoàng đế Tống Chân Tông đã được khai quật và sau đó đến tay Mã Hồng Quỳ, Chủ tịch Chính phủ tỉnh Ninh Hạ (1931 – 1948), từ chối công khai những phát hiện này. Tất cả được mang đến Đài Loan năm 1971 cho Tưởng Giới Thạch, đặt tại Bảo tàng Cố cung Quốc gia.[418]

Từ năm 1949 đến 1954, Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Ninh Hạ gồm Phan Tự Lực (1949 – 1951), Hình Triệu Đường (1951 – 1954), cả hai đều là người Hán. Phan Tự Lực là Lãnh đạo Ninh Hạ đầu tiên, sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, ông đã bị chỉ trích và thanh trừng. Ông qua đời vào ngày 22 tháng 05 năm 1972, tại Trường Cán bộ Ngũ Thất, huyện Hoắc Châu, Sơn Tây.

Phó Chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc Vương Chính VĩThủ tướng Áo thứ 25 Sebastian Kurz gặp gỡ.Ảnh ngày cưới Phan Tự Lực và vợ Dao Thục Hiền năm 1946, trước khi trở thành Chủ tịch Ninh Hạ, chụp bởi Nhiếp ảnh gia Chiến tranh Sa Phi.

Từ năm 1958 đến năm 1968, cơ quan quản lý hành chính Ninh Hạ có tên là Ủy ban Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, với hai Tỉnh trưởngLưu Các Bình (1958 – 1960) và Dương Tĩnh Nhân (1960 – 1968). Giai đoạn này là thời điểm đầu tiên mà Khu tự trị thành lập, khi cả hai Tỉnh trưởng đều là người Hồi. Lưu Các Bình (1904 – 1992) sau đó là Ủy viên Ủy ban Chính phủ Nhân dân Trung ương Trung Quốc, tương đương với Ủy viên Quốc vụ ngày nay. Còn Dương Tĩnh Nhân (1908 – 2001) là cán bộ cao cấp nhất từng có từ 1949 đến 2020 từng có của Ninh Hạ, sau đó dần kiên qua các chức vụ, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Dân tộc Nhà nước Trung Quốc, Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Ông cũng đặc biệt khi là người Hồi duy nhất từng là Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.

Giai đoạn 1968 – 1979, Ủy ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ là cơ quan quản lý hành chính, với Chủ nhiệm Khang Kiện Dân Thiếu tướng (1968 – 1977) và Hoắc Sĩ Liêm (1977 – 1979), là người Hán. Theo đặc điểm của thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa vô sản, các ông đều kiêm nhiệm vị trí Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ. Năm 1969, biên giới Ninh Hạ được mở rộng về phía Bắc chiếm một phần của khu tự trị Nội Mông, nhưng đã dời về như cũ vào năm 1979.

Từ 1979

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Người Hồi.

Từ năm 1979, Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ được thành lập. Giai đoạn 1979 – 2020, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ có bảy Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, hai người phụ nữ, bao gồm Mã Tín (1980 – 1983), Hắc Bá Lý (1983 – 1986), Bạch Lập Thầm (1986 – 1997), Mã Khải Trí (1997 – 2007)[419], Vương Chính Vĩ (2007 – 2013)[420], Lưu Tuệ (2013 – 2016)[421], Hàm Huy (2016 – nay).

STTTênTiểu Nhi KinhGiớiNăm sinhDân tộcNhiệm kỳ Ủy viên Trung ương
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (1958 – 1968)
1Lưu Cách Bìnhﻟِﯿَﻮْ  قْ پٍNam1904 – 1992[[Người Hồi|Bản mẫu:Colors]]04/1958 – 09/1960Ủy viên Ủy ban Chính phủ Nhân dân Trung ương Trung Quốc khóa I
2Dương Tĩnh Nhânﻳْﺎ دٍ ژٌNam1908 – 2001[[Người Hồi|Bản mẫu:Colors]]10/1960 – 04/1968Phó Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khóa V
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (1979 – nay)
1Mã Tínﻣَﺎ  سٍNam1915 – 1999[[Người Hồi|Bản mẫu:Colors]]01/1980 – 02/1983Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XII
2Hắc Bá Lýحْ  بُ لِNam1918 – 2005[[Người Hồi|Bản mẫu:Colors]]02/1983 – 07/1986Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XII
3Bạch Lập Thầmﺑَﻰْ  لِ چٌNam1941[[Người Hồi|Bản mẫu:Colors]]07/1986 – 09/1997Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIV, XV, XVI, XVII
4Mã Khải Tríﻣَﺎ  چِ جِNam1943[[Người Hồi|Bản mẫu:Colors]]09/1997 – 05/2007Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XV, XVI
5Vương Chính Vĩوْا  ﺟْﻊ وِNam1957[[Người Hồi|Bản mẫu:Colors]]05/2007 – 06/2013Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, XVIII
6Lưu Tuệﻟِﯿَﻮْ  ﺧُﻮِNữ1959[[Người Hồi|Bản mẫu:Colors]]03/2013 – 06/2016Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII
7Hàm Huyﺷِﯿًﺎ ﺧُﻮِNữ1958[[Người Hồi|Bản mẫu:Colors]]07/2016 -Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX
Bạch Lập Thầm (1941), Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Chủ tịch Hồi Ninh Hạ (1986 – 1997).

Trong giai đoạn này, các Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ quê quán ở nhiều tỉnh thành khác nhau nhưng đều là người Hồi, là lãnh đạo vị trí thứ hai của Ninh Hạ, lãnh đạo vị trí thứ nhất của Ninh Hạ là Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, được bổ nhiệm bởi Trung ương, là những người Hán. Có hai Chủ tịch nữ là Lưu TuệHàm Huy. Các Chủ tịch thường quản lý hành chính tỉnh, sau đó chuyển về Trung ương, công tác ở Ủy ban Dân tộc của Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc, Ủy ban Các vấn đề Dân tộc Nhà nước Trung Quốc. Lưu Tuệ sinh năm 1959, chưa đến tuổi nghỉ hưu, thông thường được giao trọng trách công tác, bổ nhiệm vị trí cao nhưng hiện tại đang là Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Ủy ban Các vấn đề Dân tộc Nhà nước Trung Quốc, là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII nhưng không trúng cử Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX. Năm 2019, Mã Khải TríHàm Huy là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, với Vương Chính VĩPhó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Khu tự trị Nội Mông Cổ

Thời tự trị

"Mông Cổ Vương", Thượng tướng Ô Lan Phu (1906 – 1988), Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1983 – 1988) Lãnh đạo Nội Mông 1947 – 1967. Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản có lực lượng dân quân, đối phó với hoạt động độc lập của các thân vương người Mông Cổ thuộc dòng dõi Thành Cát Tư Hãn với danh nghĩa chống chế độ phong kiến. Sau đó, Đảng Cộng sản đã giành được quyền kiểm soát Mãn Châu cũng như Nội Mông với sự hỗ trợ của Liên Xô. Tháng 04 năm 1947, tại Miếu Vương Da (王爺廟) nay là Ulan Hot đã diễn ra hội nghị Đại biểu Nhân dân Nội Mông Cổ, thông qua việc ra đời Chính phủ tự trị Nội Mông Cổ, bầu Ô Lan Phu (乌兰夫) làm Chủ tịch.

Ban đầu, Khu tự trị Nội Mông Cổ chỉ bao gồm khu vực Hulunbuir, sau đó nó được mở rộng về phía tây khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn Trung Quốc đại lục. Năm 1949, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định sáp nhập Đông và Tây Mông Cổ, chuyển thủ phủ từ Trương Gia Khẩu tới Hohhot sau khi giành được Tuy Viễn. Vào ngày 02 tháng 12, Chính phủ Tự trị Nội Mông Cổ được đổi tên thành Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Nội Mông. Nội Mông cuối cùng bao gồm lãnh thổ 5/6 minh từ thời nhà Thanh, phần phía bắc của khu vực cũ Sát Cáp Nhĩ. Năm 1954, tỉnh Ninh Hạ cũ (宁复) bị bãi bỏ, các kỳ AlxaEjin quy thuộc khu tự trị Nội Mông. Năm 1955, tỉnh Nhiệt Hà bị bãi bỏ, các đơn vị chia về Khu tự trị Nội Mông Cổ. Khu tự trị Nội Mông Cổ có diện tích là 1.158.300 km2, xếp hạng ba trong danh sách các đơn vị hành chính Trung Quốc. Cùng năm, Ủy ban Nhân dân Khu tự trị Nội Mông Cổ được thành lập, Ô Lan Phu tiếp tục giữ cương vị.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nội Mông.

Trong lịch sử giai đoạn đầu của Nội Mông, Ô Lan Phu là lãnh đạo quan trọng. Năm 1923, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Xã hội Chủ nghĩa Trung Quốc, năm 1925 gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhập ngũ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, chiến đấu nhiều năm rồi trở thành Chủ tịch Chính phủ tự trị Nội Mông Cổ (1947 – 1949), Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Nội Mông Cổ (1949 – 1955) rồi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Khu tự trị Nội Mông Cổ (1955 – 1967). Ông kiêm nhiệm Bí thư Khu ủy Khu tự trị Nội Mông Cổ, lãnh đạo cao nhất của Nội Mông suốt hơn 20 năm, là người Mông Cổ duy nhất từ giữ chức Bí thư Nội Mông cho đến nay (2020). Từ năm 1958 đến 1960, trong Đại nhảy vọt, nền kinh tế của Nội Mông vẫn tăng trưởng. Bị ảnh hưởng bởi Đại nhảy vọt, nền kinh tế của Nội Mông giảm mạnh từ năm 1960 đến 1962. Nội Mông đã áp dụng chính sách thận trọng hơn đối với các khu vực du mục, và các khu vực ấy đã không bị thiệt hại nhiều. Sau khi điều chỉnh chính sách, nền kinh tế của Nội Mông dần được cải thiện.

Trong Đại Cách mạng Văn hóa, Ô Lan Phu bị thanh lọc, làn sóng đàn áp đã được khởi xướng để chống lại người Mông Cổ trong khu tự trị. Ông bị chỉ trích bị công kích với cáo buộc thành lập vương quốc Nội Mông Cổ độc lập.[422] Từ năm 1966 đến 1972, ông bị quản chế tại Bắc Kinh, và thu hồi các chức vụ, ông đổi tên thành Vương Tự Lực. Năm 1972, theo quan điểm của Mao Trạch Đông, 13 cán bộ cao cấp như Đàm Chấn Lâm, Lý Tỉnh Toàn và ông được giải phóng.

Hai tướng quân Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Nội Mông 1967 – 1978

Ô Lan Phu, (Chữ Mông Cổ: ᠤᠯᠠᠭᠠᠨᠬᠦᠦ, tiếng Trung: 乌兰夫, Cyrillic Mongolian: Улаанхүү). Ông với tên gọi riêng là Mông Cổ Vương, Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1983 – 1988), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc dự khuyết khóa VIII, chính thức khóa XI, XII, Phó Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Dân tộc Nhà nước Trung Quốc, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, cao nhất người Mông Cổ (Trung Quốc) từng có cho đến khi qua đười năm 1988.[423]

Năm 1967, Ủy ban Cách mạng Khu tự trị Nội Mông Cổ được thành lập. Các Chủ nhiệm đều là tướng quân, gồm Trung tướng Đằng Hải Thanh (1967 – 1971), Thượng tướng Vưu Thái Trung (1971 – 1979), Thiếu tướng Khổng Phi (1978 – 1979). Đằng Hải Thanh (滕海清) (1907 – 1997) và Vưu Thái Trung (尤太忠) (1918 – 1998) là người Hán kiêm nhiệm Bí thư Nội Mông. Thiếu tướng Khổng Phi là người Mông Cổ, quản lý hành chính Nội Mông ít tháng tước khi cơ cấu thay đổi.

Từ 1979

Nội Mông Cổ đã phát triển đáng kể kể từ khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng cải cách kinh tế vào năm 1978. Từ năm 1979, Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Nội Mông Cổ được tái lập. Các Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Nội Mông CổKhổng Phi (1979 – 1983), Bố Hách (1983 – 1993), Uliji (1993 – 1998), Vân Bố Long (1998 – 2000), Uyunqimg (2000 – 2003), Dương Tinh (2003 – 2008), Bagatur (2008 – 2016)[424]Bố Tiểu Lâm (2016 – nay). Trong đó UyunqimgBố Tiểu Lâmphụ nữ, còn Vân Bố Long gặp tai nạn và qua đời năm 2000 ở Chính Lam.

STTTênChữQuê quánSinhDân tộcNhiệm kỳ Ủy viên Trung ương
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Nội Mông Cổ (1979 – nay)
1Khổng Phiᠺᠣᠩ ᠹᠡᠢHorqin Tả Dực Trung, Nội Mông1911

1993

[[Người Mông Cổ (Trung Quốc)|Bản mẫu:Colors]]1979 – 1983Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI
2Bố Háchᠪ ᠥᠭᠡTumed Tả, Nội Mông1926

2017

[[Người Mông Cổ (Trung Quốc)|Bản mẫu:Colors]]1983 – 1993Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XII, XIII.
3UlijiᠥᠯᠵᠡᠢHorqin Hữu Dực Trung, Nội Mông1933

2001

[[Người Mông Cổ (Trung Quốc)|Bản mẫu:Colors]]1993 – 01/1998Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIV
4Vân Bố LongᠶᠦᠩᠪᠤᠯᠤᠨTumed Hữu, Nội Mông1937

2000

[[Người Mông Cổ (Trung Quốc)|Bản mẫu:Colors]]01/1998 – 06/2000Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XV
5UyunqimgᠣᠶᠤᠨᠴᠢᠮᠡᠭBắc Phiếu, Liêu Ninh1942[[Người Mông Cổ (Trung Quốc)|Bản mẫu:Colors]]08/2000 – 04/2003Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVI, XVII
6Dương TinhᠶᠠᠩᠵᠢᠩᠢJung Gar, Nội Mông1953[[Người Mông Cổ (Trung Quốc)|Bản mẫu:Colors]]04/2003 – 04/2008Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII, XVIII
7BagaturᠪᠠᠭᠠᠲᠤᠷKhang Bình, Liêu Ninh1955[[Người Mông Cổ (Trung Quốc)|Bản mẫu:Colors]]04/2008 – 03/2016Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, XVIII
8Bố Tiểu Lâmᠪᠤ ᠰᠢᠶᠣᠯᠢᠨTumed Tả, Nội Mông1958[[Người Mông Cổ (Trung Quốc)|Bản mẫu:Colors]]03/2016Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX
Dương Tinh (1953), Bí thư Ban Bí thư, Ủy viên Quốc vụ, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Chủ tịch Nội Mông (2003 – 2008)Bản đồ Khu tự trị Nội Mông Cổ.Địa cấp thị: 2. Bayan Nur, 3. Ô Hải, 4. Ordos, 5. Bao Đầu, 6. Hohhot (thủ phủ), 7. Ulanqab, 9. Xích Phong, 10. Thông Liêu, 12. HulunbuirMinh: 1. Alxa, 8. Xilin Gol, 11. Hưng An.

Như đường lối chung của cả nước, các Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Nội Mông Cổ đều là người Mông Cổ, lãnh đạo vị trí thứ hai của Nội Mông, vị trí cao nhất là Bí thư Khu ủy Khu tự trị Nội Mông Cổ, đều là người Hán. Giai đoạn này, Dương Tinh (1953)[425] là người có chức vụ cao nhất về sau, là Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Thư ký Quốc vụ viện Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Tuy nhiên, ông đã vi phạm nghiêm trọng vấn đề về tham nhũng, bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, cách tất cả chức vụ Đảng và Chính quyền năm 2018. Hiện tại, BagaturPhó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Dân tộc Nhà nước Trung Quốc, Bố Tiểu LâmChủ tịch Nội Mông, cả hai đều là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX. Cho đến nay ở Nội Mông, Ô Lan Phu vẫn là lãnh đạo được ghi nhớ về tinh thần. Các Chủ tịch Nội Mông như Thiếu tướng Khổng Phi (1911 – 1993) là em rể, Bố Hách (1926 – 2017) là con trai trưởng, Vân Bố Long (1937 – 2000) là cháu trai[426]Bố Tiểu Lâm (1958) là con gái Bố Hách, cháu nội của ông.

Năm 2018, Nội Mông là đơn vị hành chính đông thứ hai mươi ba về số dân, đứng thứ hai mươi một về kinh tế Trung Quốc với 25 triệu dân, tương đương với Úc[60] và GDP danh nghĩa đạt 1.729 tỉ NDT (261,3 tỉ USD) tương ứng với Phần Lan[417]. Nội Mông có chỉ số GDP đầu người đứng thứ chín, đạt 68.303 NDT (tương ứng 10.322 USD).

Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây

Thời kỳ đầu

Trương Vân Dật (1892 – 1974), Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Tây (1949 – 1954).

Vào ngày 31 tháng 10 năm 1949, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc đã phát động Chiến dịch Quảng Tây, với tư lệnh là Nguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lâm Bưu. Lần lượt các nơi được giành lại cho Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, giành thành phố Quế Lâm, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây vào ngày 22 tháng 11, giành lại, Nam Ninh ngày 04 tháng 12 và giành lại Nam Quan (友谊关, Hữu Nghị Quan Trung QuốcViệt Nam), kết thúc chiến dịch. Vào tháng 02 năm 1950, Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Tây được thành lập tại Nam Ninh, với Trương Vân Dật (1892 – 1974) là Chủ tịch đầu tiên. Ông lãnh đạo Quảng Tây giai đoạn 1949 – 1954. Vào năm 1955, ông được thụ phong hàm Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (Thập Đại tướng), điều chuyển vị trí công tác rời Quảng Tây.

Người kế nhiệm Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Trương Vân DậtThượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vi Quốc Thanh, Thủ trưởng hành chính Quảng Tây giai đoạn 1954 – 1975. Vào ngày 05 tháng 03 năm 1958, tỉnh Quảng Tây được đổi thành Khu tự trị Quảng Tây theo đề nghị của Thủ tướng Chu Ân Lai, bởi đây là nơi sống của người Tráng dù chỉ là thiểu số đối với người Hán. Quảng Tây trở thành một Khu tự trị (Trung Quốc). Năm 1965, Khâm Châu một lần nữa được chuyển từ tỉnh Quảng Đông đến Quảng Tây. Vào ngày 12 tháng 10 năm 1965, được phê chuẩn bởi Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Khu tự trị Quảng Tây được đổi tên thành Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Vi Quốc Thanh trong 21 năm thủ trưởng Quảng Tây lần lượt giữ chức vụ Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Tây (1954 – 1958), Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (1958 – 1968), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (1968 – 1975).[294] Về sau, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Trong 20 năm lãnh đạo Quảng Tây, ông đã tiến hành các cuộc điều tra và nghiên cứu chuyên sâu theo đường lối, chỉ thị và chính sách của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, kết hợp với các điều kiện thực tế của Quảng Tây, đẩy nhanh việc xây dựng Quảng Tây. Ông chỉ đạo sản xuất công nghiệp và nông nghiệp tại Quảng Tây, đạt được tiến bộ lớn.

Từ 1979

Vào tháng 12 năm 1979, Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã được tổ chức lại. Từ đó đến nay, các Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng TâyDiễm Ứng Cơ, Vi Thuần Thúc, Thành Khắc Kiệt, Lý Triệu Chước[427], Lục Binh[428], Mã Biểu[429]Trần Vũ.

STTTênQuê quánNăm sinhDân tộcNhiệm kỳ Ủy viên Trung ương
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (1979 – nay)
1Diễm Ứng CơĐông Lan, Quảng Tây.1915 – 1992Người Tráng12/1979 – 04/1983Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XII
2Vi Thuần ThúcTượng Châu, Quảng Tây1922 – 2016Người Tráng04/1983 – 01/1990Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIII
3Thành Khắc KiệtNam Ninh, Quảng Tây1933 – 2000Người Tráng01/1990 – 01/1998Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIV, XV
4Lý Triệu ChướcBình Quả, Quảng Tây1944 –Người Tráng01/1998 – 04/2003Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XV, XVI, XVII
5Lục BinhVũ Minh, Quảng Tây1944 -Người Tráng04/2003 – 12/2007Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII
6Mã BiểuĐiền Dương, Quảng Tây1954 -Người Tráng12/2007 – 04/2013Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, XVIII
7Trần VũSùng Tả, Quảng Tây1954 -Người Tráng04/2013 -Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX
Trần Vũ (1954 -) bên trái, đương nhiệm Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây trong cuộc đàm phán đầu tư cùng Dr. Mahesh Sharma, Bộ trưởng Nhà nước Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu Ấn Độ.

Hiện tại, Mã BiểuPhó chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (chín vị trí đầu của Chính Hiệp) và Trần VũChủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đương nhiệm, cả hai đều là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[63]


Từ năm 1979 đến nay, các Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đều có quê quán Quảng Tây và là người Tráng, không trở thành Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, thường được đưa về Trung ương làm Ủy viên Thường vụ Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trước khi nghỉ hưu. Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây là lãnh đạo vị trí thư hai của Khu tự trị, đứng sau Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Bí thư là người Hán.

Trong số các Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, có Thành Khắc Kiệt, vi phạm pháp luật tham nhũng nghiêm trọng. Trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 1997, Thành Khắc Kiệt nhận hối lộ tổng cộng 41,09 triệu nhân dân tệ (thực tế nhiều hơn nhiều lần) từ các đợt khoản vay của Ngân hàng Xây dựng Trung QuốcNgân hàng Công Thương Trung Quốc, công ty quốc nội, doanh nhân Hồng Kông trong các đợt hối lộ để đấu thầu, kinh doanh bất động sản tại Quảng Tây. Năm 2000, Thành Khắc Kiệt bị cách chức, khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, kết án tử hình, chết bởi tiêm.[430]

Năm 2018, Quảng Tây đông thứ mười một về số dân, đứng thứ mười tám về kinh tế Trung Quốc với 48,8 triệu dân, tương đương với Colombia[60], Tây Ban Nha và GDP đạt 2.040 tỉ NDT (303,7 tỉ USD) tương ứng với Pakistan.[417]

Tân Cương

Thủ trưởng Duy Ngô Nhĩ

Burhan Shahidi (1894 – 1989), Chủ tịch Tân Cương đầu tiên (1949 – 1955).

Những năm 1912 – 1949, Tân Cương nhiều xung đột, lần lượt thuộc Trung Hoa Dân Quốc (1912 – 1933), Đệ nhất Cộng hòa Đông Turkestan (1933 – 1934), lãnh chúa Thịnh Thế Tài (1934 – 1944) và Đệ nhị Cộng hòa Turkestan (1944 – 1949). Khi Giải phóng quân tiến đến năm 1949, Tân Cương là một tỉnh thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi nước độc lập. Đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, các dân tộc chính có thể kể tới là Duy Ngô Nhĩ, Hán, Kazakh, Hồi, KyrgyzMông Cổ. Đây là đơn vị hành chính cấp tỉnh duy nhất ở Trung Quốc có số lượng dân tộc thiểu số đông nhất trong khu vực, đông hơn cả người Hán khi người Duy Ngô Nhĩ chiếm tới 47%, người Hán chiếm 39%. Người Duy Ngô Nhĩ từng thành lập Đế quốc Hồi Cốt (Uyghur) ở đây. Cơ quan hành chính tỉnh Tân Cương là Chính phủ Nhân dân tỉnh Tân Cương, với thủ trưởng là Chủ tịch Burhan Shahidi (1949 – 1955). Burhan Shahidi (Tiếng Trung: 包尔汉·沙希迪, Tiếng Duy Ngô Nhĩ: بۇرھان شەھىدى‎,Từ Hán – Việt: Bao Nhĩ Hán Sa Hi Địch) (1894 – 1989) một người Duy Ngô Nhĩ sinh ra ở khu vực thuộc Đế quốc Nga. Ông là người yêu Tân Cương, hoạt động ở Tân Cương suốt nửa thế kỷ 20, từng là Chủ tịch Chính phủ Tân Cương (1948 – 1949) thuộc Turkestan rồi gia nhập Trung Quốc năm 1949, kết nạp Đảng cùng năm. Sau đó ông là Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại.[431] Tại Tân Cương giai đoạn đầu, Ospan Batyr, một Người Kazakh đã lãnh đạo nhân dân Kazakhstan chiến đấu chống Cộng sản. Ông bị bắt tại Kumul (Đông Tân Cương), và bị xử tử tại Ürümqi vào ngày 29 tháng 04 năm 1951. Sau khi chết, những người của ông đã chạy trốn qua dãy núi Himalaya. Sau đó, họ được đưa đến Thổ Nhĩ Kỳ, nơi họ sống.

Saifuddin Azizi (1915 – 2003), Lãnh đao cấp Phó Quốc gia, Bí thư Tân Cương, Chủ tịch Tân Cương 1955 – 1967, 1972 – 1978.

Vào năm 1955, Tân Cương được chuyển đổi thành Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Chính phủ Nhân dân tỉnh Tân Cương được chuyển đổi thành Ủy ban Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Thủ trưởng là Chủ tịch Saifuddin Azizi. Saifuddin Azizi giữ vị trí Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Khu tự trị suốt giai đoạn 1955 – 1967. Saifuddin Azizi (Tiếng Trung: 赛福鼎·艾则孜, Tiếng Duy Ngô Nhĩ: سەيپىدىن ئەزىزى, Từ Hán – Việt: Tái Phúc Đỉnh Nghệ Tắc Tư) sinh (1915 – 2003) là lãnh đạo cao cấp nhất từng giữ vị trí Chủ tịch Tân Cương, cũng lâu nhất hơn 18 năm. Ông là Trung tướng Giải phóng quân, Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI, Bí thư Tân Cương, Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại, Ủy viên Ủy ban Chính phủ (nay là Quốc vụ viện), Phó Chủ tịch Chính Hiệp. Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Ông là người Duy Ngô Nhĩ, cũng là người Duy Ngô Nhĩ duy nhất từng giữ chức Bí thư Tân Cương, lãnh đạo Tân Cương tối cao.[432]

Burhan Shahidi (phải), Saifuddin Azizi (trái) và Tập Trọng Huân (giữa). Ảnh tháng 07 năm 1952, sau khi đánh bại Ospan Batyr.

Năm 1968, như các đơn vị hành chính khác, Ủy ban Nhân dân giải thể, Ủy ban Cách mạng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương được thành lập. Chủ nhiệm Ủy ban đầu tiên là Long Thư Kim (1910 – 2003), Thiếu tướng Giải phóng quân, người Hán, lãnh đạo giai đoạn 1968 – 1972. Sau đó, Saifuddin Azizi quay trở lại làm lãnh đạo giai đoạn 1972 – 1978. Rồi Uông Phong (1910 – 1998) kế nhiệm trong thời gian ngắn 1978 – 1979. Trong thời gian này, các Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Tân Cương đều kiêm nhiệm Bí thư Tân Cương.

Năm 1979, Ủy ban Cách mạng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương được giải thể, Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương được thành lập, thủ trưởng là Chủ tịch. Trong giai đoạn 1979 – 2020, Tân Cương có sáu Chủ tịchIsmail Amat (1979 – 1985), Tömür Dawamat (1985 – 1993), Ablet Abdureshit (1993 – 2003)[433], Ismail Tiliwaldi (2003 – 2007)[434], Nur Bekri (2008 – 2014)[435]Shohrat Zakir (2014 – nay). Tất cả đều là người Duy Ngô Nhĩ. Trong thời gian này, quan hệ Trung QuốcLiên Xô (trước năm 1991), Trung QuốcNga (sau năm 1991) có nhiều biến động. Chia rẽ Trung – Xô, Chiến tranh Xô – Afghanistan đều ảnh hướng tới Tân Cương. Sự thay đổi quan hệ của Tổng thống Boris Yeltsin, Tổng thống Putin có liên quan tới người Duy Ngô Nhĩ. Các Chủ tịch Tân Cương có nhiệm vụ hoạt động theo chỉ đạo Trung ương, chỉ đạo của Bí thư Tân Cương về tham gia đối phó biến động Khu tự trị.

Từ 1979

Giai đoạn 1979 – 2020, Tân Cương có Ismail Amat (Tiếng Trung: 司马义·艾买提, Tiếng Duy Ngô Nhĩ: ئىسمائىل ئەھمەد‎, Từ Hán – Việt: Tư Mã Nghĩa Nghệ Mãi Thì) (1935 – 2018) là lãnh đạo thăng cấp cao nhất, từng là Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại, Ủy viên Quốc vụ, Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Dân tộc Nhà nước, chức vụ cấp Phó Quốc gia.[436] Các Chủ tịch Ismail Amat, Tömür Dawamat, Ablet Abdureshit, Ismail Tiliwaldi đều được điều chuyển lên Trung ương sau khi hoàn thành công tác, đến thời gian nghỉ hưu với chức vụ Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

STTTênTiếng Duy Ngô NhĩQuê quánNăm sinhDân tộcNhiệm kỳ Ủy viên Trung ương
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng (1979 – nay)
1Ismail Amatئىسمائىل ئەھمەدHòa Điền, Tân Cương1935 – 2018[[Người Duy Ngô Nhĩ|Bản mẫu:Colors]]1979 – 1985Ủy ban Trung ương khóa XI, XII XIII, XIV, Ủy viên Quốc vụ
2Tömür Dawamatتۆمۈر داۋامەتToksun, Tân Cương1927 – 2018[[Người Duy Ngô Nhĩ|Bản mẫu:Colors]]1985 – 1993Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XII, XIII, XIV
3Ablet Abdureshitئابلەت ئابدۇرىشىتY Ninh, Tân Cương1942[[Người Duy Ngô Nhĩ|Bản mẫu:Colors]]1993 – 01/2003Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XV, XVI, XVII
4Ismail Tiliwaldiئىسمائىل تىلىۋالدىSơ Phụ, Tân Cương1944[[Người Duy Ngô Nhĩ|Bản mẫu:Colors]]01/2003 – 12/2007Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII
5Nur Bekriنۇر بەكرى‎Bác Lạc Tân Cương1961[[Người Duy Ngô Nhĩ|Bản mẫu:Colors]]01/2008 – 12/2014Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII
6Shohrat Zakirشۆھرەت زاكىرY Ninh, Tân Cương1953[[Người Duy Ngô Nhĩ|Bản mẫu:Colors]]12/2014 -Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX
Nur Bekri, Chủ tịch Tân Cương (2008 – 2014).

Tháng 07 năm 2009, Tân Cương diễn ra Bạo động tại Ürümqi. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người[437][438][439] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người[440]. Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và một người Hồi. Bạo động diễn ra hàng loạt ở Địa khu Aksu, Châu tự trị Ili, Địa khu Kashgar. Lãnh đạo tối cao Hồ Cẩm Đào đã rời hội nghị G8 tại Ý, trở về Tân Cương chỉ đạo giải quyết[441], Tòa án Nhân dân Tối cao phán quyết tử hình chín bị cáo (tám Người Duy Ngô Nhĩ), một người Hán. Trong thời gian này, Chủ tịchNur Bekri (1961). Sau Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009, Nur Bekri đã phát biểu trên truyền hình, trong đó ông phân tích tình hình dẫn đến bạo loạn và sau đó lên án người mà ông coi là kẻ cầm đầu các cuộc tấn công. Ngày 21 tháng 09 năm 2018, Ủy ban Giám sát phụ tá Ủy ban Kiểm Kỷ tiến hành điều tra vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước đối với Nur Bekri. Trước đó, ngày 18 tháng 09 năm 2018, ông tham gia đoàn đại biểu của Trung Quốc đến Nga bàn về đầu tư và bị bắt ngay sau khi đặt chân về đến sân bay Bắc Kinh.[442] Phiên xét xử ngày 02 tháng 12 năm 2019 tại Thẩm Dương, xác định Nur Bekri phạm tội nhận hối lộ 79,1 triệu tệ (hơn 10 triệu USD), tịch thu tài sản cá nhân, tước quyền chính trị và phán quyết tù chung thân[443]. Ông đã chủ động thú nhận sai lầm, không kháng cáo. Về Nur Bekri, ông trở thành Chủ tịch Tân Cương năm 2008, khi mới 47 tuổi, thuộc về đối tượng cán bộ chiến lược. Tuy nhiên trong những năm công tác, nhất là tại Bạo động Ürümqi, ông đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ Trung ương, do đó khi là Ủy viên Trung ương khóa XVIII mà không phải là Ủy viên khóa XIX, dù vẫn ở hàm Chính Tỉnh – Chính Bộ nhưng hạ cấp về vị trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải Phát, Cục trưởng Cục Năng lượng rồi bị xử lý năm 2018 – 2019.[444]

Năm 2015, khi Nur Bekri được điều chuyển, Trung ương đặt Shohrat Zakir làm Chủ tịch khi ông 62 tuổi đang là Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, theo tình huống thông thường sẽ điều lên trung ương chuẩn bị nghỉ hưu. Shohrat ZakirỦy viên Trung ương khóa XIX, đương nhiệm Chủ tịch Tân Cương, 67 tuổi.

Năm 2018, Tân Cương là đơn vị hành chính đông thứ hai mươi tư về số dân, đứng thứ hai mươi sáu về kinh tế Trung Quốc với 24 triệu dân, tương đương với Cameroon và GDP danh nghĩa đạt 1.220 tỉ NDT (184,3 tỉ USD) tương ứng với Kazakhstan. Tân Cương có chỉ số GDP đầu người đứng thứ mười chín, đạt 49.275 NDT (tương ứng 7.475 USD).

Khu tự trị Tây Tạng

Tây Tạng tự trị

Tenzin GyatsoChoekyi Gyaltsen đến Bắc Kinh thương thuyết hòa bình Tây Tạng năm 1954. Từ trái qua Choekyi Gyaltsen, Mao Trạch ĐôngTenzin Gyatso.

Từ 1912 đến 1950, khu vực Khu tự trị Tây Tạng hiện nay (bao gồm Ü-Tsang và miền tây Kham) được Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo, với Chính phủ Tây Tạng. Năm 1950, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào khu vực Qamdo của Tây Tạng, nhận ít kháng cự.[445] Năm 1951, dưới sức ép của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Kashag (Chính phủ Tây Tạng) đã ký Hiệp nghị giữa Chính phủ Nhân dân Trung ương và Chính phủ Tây Tạng về Biện pháp giải phóng hòa bình Tây Tạng, xác nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Tây Tạng. Hiệp ước gồm 17 điều, được phê chuẩn tại Lhasa ít tháng sau đó. Thỏa thuận có một số điều trọng yếu như:

Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:

Điều 1: "Người dân Tây Tạng sẽ trở lại với gia đình của Tổ quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa."

Điều 3: "Người Tây Tạng có quyền tự trị dưới sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ Trung ương Trung Quốc."

Điều 15: "Thành lập Ủy ban Quân sự và Ủy ban Hành chính khu vực ở Tây Tạng."

Theo bản thỏa thuận, mục tiêu của Trung Quốc là đưa Tây Tạng trở thành một đơn vị hành chính. Năm 1955, Ủy ban trù bị Khu tự trị Tây Tạng được thành lập, để xúc tiến thành lập một hệ thống về hành chính theo đường lối cộng sản dưới mô hình Xô viết. Ủy ban tồn tại trong giai đoạn 1955 – 1965 với ba Chủ nhiệm là Tenzin Gyatso[446] Chủ nhiệm trên danh nghĩa giai đoạn 1956 – 1964, Choekyi Gyaltsen[447] Quyền Chủ nhiệm giai đoạn 1959 – 1964 và Ngapoi Ngawang Jigme (1964 – 1965). Trong đó đều là người Tạng.

Tenzin Gyatso (chữ Tạng: བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་) (1935) là Đạt-lai Lạt-ma thứ 14. Đạt-lai Lạt-ma được người Tạng xem là hiện thân của Quán Thế Âm, là danh hiệu của nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Cách-lỗ. Ông là lãnh đạo tinh thần Tây Tạng thập niên 1950, được đề nghị làm Chủ nhiệm Ủy ban trù bị, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân. Năm 1959, ông cùng 80.000 người dân Tây Tạng vượt qua dãy Hymalaya đến tị nạn tại, Drahamsala miền Bắc Ấn Độ, phản đối Hiệp định, ban hành Hiến pháp dân chủ, dựa trên Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyềnHiến chương Liên Hiệp Quốc. Từ năm 1959 đến nay, ông đi khắp nơi trên thế giới, liên tục cố gắng kêu gọi tách và độc lập Tây Tạng.[3] Ông được Ủy ban Nobel Na Uy trao tặng Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1989. Ông nói:[4]

Giải thưởng đã tái xác nhận một lần nữa lòng quyết tâm của chúng tôi rằng chân lý, lòng dũng cảm và quyết tâm của chúng tôi như là những vũ khí, Tây Tạng sẽ được tự do. Cuộc đấu tranh của chúng tôi vẫn phải theo đuổi đường hướng bất bạo động và loại bỏ hận thù.
(The prize reaffirms our conviction that with truth, courage and determination as our weapons, Tibet will be liberated. Our struggle must remain nonviolent and free of hatred.)
— Phát biểu của Tenzin Gyatso khi nhận Giải Nobel Hòa bình.
Tenzin Gyatso (1935), Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Lãnh đạo tinh thần người Tạng.

Trong thời kì Đại nhảy vọt 1958 – 1962, đã có khoảng 200.000 đến một triệu người Tây Tạng chết và khoảng sáu nghìn chùa chiền bị phá hủy tại vùng đất này.[448] Năm 1959, Nổi dậy Tây Tạng 1959 nổ ra, uớc tính có khoảng 89.000 người chết trong cuộc nổi dậy.[449] Trong thời gian đó, Tổng lý Chu Ân Lai đã ban hành sắc lệnh tuyên bố giải thể Kashag và tăng cường hoạt động của Ủy ban trù bị. Choekyi Gyaltsen (1938 – 1989) được bổ nhiệm làm Quyền Chủ nhiệm Ủy ban trù bị, kiêm Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân, Tenzin Gyatso là Chủ nhiệm danh nghĩa.

Trung tướng Ngapoi Ngawang Jigme (1910 – 2009), Lãnh đạo hành chính Tây Tạng nhiều thời kỳ.

Choekyi Gyaltsen (chữ Tạng: བློ་བཟང་འཕྲིན་ལས་ལྷུན་གྲུབ་ཆོས་ཀྱི་རྒྱལ་མཚན་) là Ban-thiền Lạt-ma thứ 10. Ban-thiền Lạt-ma được người Tạng xem là hiện thân của A-di-đà, lãnh đạo tỉnh thần thứ hai xếp sau Đạt-lai Lạt-ma. Những năm đầu là Chủ nhiệm, ông tuân thủ Trung ương Trung Quốc. Đến năm 1964, tại Lễ hội cầu nguyện Monlam, ông bất ngờ kêu gọi quyền độc lập và tách rời Tây Tạng, ủng hộ và ca ngợi Tenzin Gyatso. Sau đó, ông bị đưa về Bắc Kinh, cách chức và giam lỏng cho đến khi qua đời năm 1989. Kế nhiệm Choekyi GyaltsenNgapoi Ngawang Jigme. Ngapoi Ngawang Jigme (chữ Tạng: ང་ཕོད་ངག་དབང་འཇིགས་མེད) (1910 – 2009)[450], Trung tướng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, là hậu duệ hoàng tộc Tây Tạng[451]. Ông từng là Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, cao nhất từng có của người Tạng.

Năm 1965, Khu tự trị Tây Tạng chính thức được thành lập và Ủy ban Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng là cơ quan hành chính. Ngapoi Ngawang Jigme tiếp tục công tác, được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm, giai đoạn 1965 – 1968. Năm 1968, Ủy ban Nhân dân giải thể, Ủy ban Cách mạng được thành lập. Từ 1968 đến 1979, Tây Tạng có hai Chủ nhiệm, lãnh đạo hành chính kiêm Bí thư Khu ủyThiếu tướng Tằng Ung Nhã (曾雍雅) (1968 – 1970) và Thiếu tướng Nhâm Vinh (任荣) (1970 – 1979) cả hai đều là người Hán.

Từ 1979

Năm 1979, Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng được thành lập. Phương hướng của Tây Tạng được xác định rõ ràng. Chính phủ Nhân dân được lãnh đạo bởi Chủ tịch, người Tạng, phụ trách quản lý hành chính, phát triển kinh tế – xã hội khu vực, vị trí thứ hai. Lãnh đạo cao nhất khu là Bí thư Khu ủy, chỉ đạo đường lối, phương hướng chung của Tây Tạng, thường là người Hán. Tây Tạng giai đoạn 1979 – 2020 có 10 Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng, là Sanggyai Yexe (1979 – 1981), Ngapoi Ngawang Jigme quay trở về công tác (1981 – 1983), Doje Cedain (1983 – 1985), Doje Cering (1985 – 1990), Gyaincain Norbu (1990 – 1998), Legqog (1998 – 2003)[452], Qiangba Puncog (2003 – 2010)[453],Padma Choling (2010 – 2013)[454], Losang Jamcan (2013 – 2017)[455], Che Dalha (2017 – nay).

STTTênChữ TạngQuê quánNăm sinhDân tộcNhiệm kỳ Ủy viên Trung ương
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng (1979 – nay)
1Sanggyai Yexeསངས་རྒྱས་ཡེ་ཤེསBarkam, Tứ Xuyên1917 – 2008[[Người Tạng|Bản mẫu:Colors]]08/1979 – 04/1981Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa IX, X
2Ngapoi Ngawang Jigmeང་ཕོད་ངག་དབང་འཇིགས་མེད་Lhasa, Tây Tạng1910 – 2009[[Người Tạng|Bản mẫu:Colors]]04/1981 – 02/1983Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiều giai đoạn.
3Doje Cedainརྡོ་རྗེ་ཚེ་བརྟན་Tây Ninh, Thanh Hải1926 – 2013[[Người Tạng|Bản mẫu:Colors]]02/1983 – 1985Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIII
4Doje Ceringརྡོ་རྗེ་ཚེ་རིང་Hạ Hà, Cam Túc1939[[Người Tạng|Bản mẫu:Colors]]1985 – 1990Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIII, XIV, XV, XVI
5Gyaincain Norbuརྒྱལ་མཚན་ནོར་བུ་Ba Đường, Tứ Xuyên1932[[Người Tạng|Bản mẫu:Colors]]1990 – 05/1998Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVI
6Legqogལེགས་མཆོགGiang Tư, Tây Tạng1944[[Người Tạng|Bản mẫu:Colors]]05/1998 – 04/2003Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVI, XVII
7Qiangba Puncogབྱང་པ་ཕུན་ཚོགས་Xương Đô, Tây Tạng1947[[Người Tạng|Bản mẫu:Colors]]04/2003 – 01/2010Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII
8Padma Cholingཔདྨ་འཕྲིན་ལས་Qamdo, Tây Tạng1952[[Người Tạng|Bản mẫu:Colors]]01/2010 – 01/2013Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII
9Losang Jamcanབློ་བཟང་རྒྱལ་མཚནZhag'yab, Tây Tạng1957[[Người Tạng|Bản mẫu:Colors]]01/2013 – 01/2017Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, XVIII
10Che Dalhaཆེ་དགྲ་ལྷShangri-La, Vân Nam1958[[Người Tạng|Bản mẫu:Colors]]01/2017 -Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX
Losang Jamcan (1957) và Padma Choling (1952) tại Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc.

Năm 2020, Che DalhaLosang Jamcan là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX[63], thứ tự là Chủ tịch Tây Tạng và Chủ nhiệm Nhân Đại Tây Tạng. Ở Khu tự trị Tây Tạng, có điểm khác về lãnh đạo. Chức vụ Chủ tịch Nhân Đại không được kiêm bởi Bí thư Khu ủy, mà bởi một người Tạng khác, thường là Chủ tịch giữ sau khi rời khỏi chức vụ Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng. Các Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng còn có thêm nhiệm vụ giải quyết các cuộc nổi dậy ở Tây Tạng. Có thể kể đến Bạo động năm 2008 tại Tây Tạng, bắt đầu bằng việc các nhà sư kêu gọi thả nhà sư đang bị giam giữ tháng 10 năm 2007, dịp kỷ niệm Tenzin Gyatso nhận Huy chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 9 năm 2007[456], khiến tình hình Tây Tạng thiếu ổn định.

Năm 2018, Tây Tạng là đơn vị hành chính đông thứ ba mươi hai về số dân, xếp hạng cuối về kinh tế Trung Quốc với ba triệu dân, tương đương với Bosna và Hercegovina[60] và GDP danh nghĩa đạt 147,9 tỉ nhân dân tệ (22,3 tỉ USD) tương ứng với Trinidad và Tobago[417]. Tây Tạng có chỉ số GDP đầu người đứng thứ hai mươi sáu, đạt 43.397 NDT (tương ứng 6.558 USD), vị trí thấp trong các đơn vị hành chính.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân http://www.da.bj.cn/staticfile/Exhibition/yin/1-1.... http://news.cnr.cn/special/zgsyzgn/wmjldhn/hn1980/... http://bjrb.bjd.com.cn/html/2014-09/29/content_221... http://www.china.com.cn/chinese/zhuanti/208065.htm http://www.crt.com.cn/news2007/News/tgjx/2006-5/30... http://www.crt.com.cn/news2007/news/GCTC/101026114... http://cpc.people.com.cn/GB/64162/123659/123810/73... http://dangshi.people.com.cn/GB/85039/14329784.htm... http://politics.people.com.cn/GB/1026/4679686.html http://politics.people.com.cn/GB/41223/4065087.htm...